QUY TRÌNH THI CÔNG BIỆT THỰ – NHÀ PHỐ AN TOÀN

QUY TRÌNH THI CÔNG BIỆT THỰ AN TOÀN – ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

Thi công Biêt Thự với quy trình từ phần thô cho đến phần hoàn thiện là điều mà một gia chủ phải cần biết trước khi xây nhà. Đa phần nhiều gia đình sẽ lúng túng khi quản lý hết các quy trình xây dựng

Nắm rõ toàn bộ quy trình thi công xây dựng nhà ở sẽ giúp chủ nhà có thể tối ưu được chi phí thời gian và công sức, đồng bộ được quá trình thực hiện với nhiều bên. Nhưng đâu mới là một quy trình thi công biệt thự hợp lý, tiết kiệm thời gian. Cùng ARCHCONCEPT tìm hiểu các bước trong quy trình này nhé.

Các bước thi công 

Trước tiên, chủ nhà cần chọn một công ty xây dựng để làm hồ sơ xin phép xây dựng. Đơn vị chức năng cấp phép sẽ biết ngôi nhà bao nhiêu tầng, giới hạn ban cộng… có thể hồ sơ xin phép khác với hồ sơ thi công. Vì thế, bản thiết kế chi tiết để thi công cần bạc kỹ và có giải pháp phù hợp với gia cảnh…

1.Thành lập ban chỉ huy công trình   

  • Gồm một trưởng phòng thi công: Phụ trách khu vực, chịu trách nhiệm quản lý điều hành
  • Kỹ sư thành viên trong ban chỉ huy: Chỉ huy trưởng, kỹ sư giám sát thi công. Điều phối, chỉ đạo cho các tổ, đội thi công đứng đầu là các tổ trưởng, đội trưởng.

2.Tổ chức mặt bằng thi công

   2.1. Công tác chuẩn bị:

  • Thông báo khởi công công trình đến chính quyền địa phương bằng văn bản, thông báo cho các hộ dân kế cận, chụp hình hiện trạng công trình kế cận.
  • Treo biển báo công trình (gồm 4 bảng như quy định: Biển báo công trình, nội quy công trình, an toàn lao động, cảnh báo công trình).
  • Chuẩn bị bộ hồ sơ thiết kế xây dựng làm căn cứ kỹ thuật để xây biệt thự
  • Định vị công trình, xác định cao độ chuẩn.

  2.2. Bố trí văn phòng tạm, cổng, tường rào, kho bãi, nhân công

  • Chuẩn bị mặt bằng, mượn vỉa hè, chuẩn bị nguồn điện, nguồn nước cho thi công.
  • Tổ chức công trường, làm lán trại cho công nhân (nếu mặt bằng cho phép).
  • Lắp đặt cổng / tường rào công trình theo tiêu chuẩn công ty xây dựng.
  • Phá dỡ công trình cũ, dọn dẹp công trình cũ (nếu có yêu cầu).
  • Chuẩn bị nhân công / chuẩn bị qui trình cung ứng vật tư thô.

3.Thi công phần móng và công trình ngầm

   3.1. Công tác ép cọc

   3.2. Công tác đào đất hố móng

Sau khi hoàn thành công tác cọc theo thiết kế (đối với những công trình có thiết kế cọc), tiến hành đào đất hố móng: Đào móng bằng máy, chỉnh sửa hố móng lại bằng thủ công.

 3.3. Công tác coppha, cốt thép và bê tông móng, sàn trệt

  • Bước 1: Định vị vị trí và cao độ móng công
  • Bước 2: Đào (vận chuyển) và chỉnh sửa lớp đất (cát) nền và đầm chặt bằng đàm bàn.
  • Bước 3: Ghép coppha bê tông lót.
  • Bước 4: Đổ bê tông lót dầm và đài móng.
  • Bước 5: Xây thành đài và dầm móng.
  • Bước 6: Lấp đất tận dụng sàn đến cao độ thiết kế, đổ bê tông lót sàn.
  • Bước 7: Lắp đặt cốt thép móng, dầm móng, sàn, cổ cột và thép vách (nếu có hầm).
  • Bước 9: Đổ bê tông móng, dầm móng và sàn.
  • Bước 10: Bảo dưỡng bê tông.

 4. Thi công phần thân, mái

   4.1. Thi công cột

  • Định vị tim trục cột, vệ sinh chân cột: kiểm tra vị trí, tim trục cột, đục nhám, vệ sinh thép chờ chân cột.
  • Lắp dựng cốt thép cột: kiểm tra chủng loại, vị trí, chiều dài thép, chiều dài đoạn nối thép.
  • Lắp dựng coppha cột: kiểm tra vị trí, kích thước, bề mặt ván khuôn, độ thẳng đứng, kín khít, độ ổn định ván khuôn.
  • Đổ bê tông cột: vệ sinh, tưới bám dính trước khi đổ bê tông, kiểm tra kĩ thuật đổ và đầm bê tông.
  • Tháo dỡ ván khuôn, bảo dưỡng bê tông.

   4.2. Thi công dầm, sàn

  • Định vị cao độ, tim trục dầm, sàn: kiểm tra vị trí, tim trục, cao độ dầm, sàn.
  • Lắp dựng coppha dầm, sàn: kiểm tra vị trí, kích thước, bề mặt, độ thẳng đứng, kín khít, độ ổn định ván khuôn, vệ sinh ván khuôn, đục nhám, vệ sinh mạch ngừng thi công (nếu có).
  • Lắp đạt cốt thép dầm, sàn: kiểm tra chủng loại, vị trí, chiều dài thép, chiều dài đoạn nối thép, chiều dày lớp bảo vệ, vệ sinh thép dầm, sàn.
  • Đổ bê tông dầm, sàn: kiểm tra kĩ thuật đổ, đầm bê tông, cao độ bê tông.
  • Tưới nước bảo dưỡng bê tông dầm sàn.

   4.3. Công tác bê tông

  • Đổ bằng bơm chuyên dụng (trừ những công trình xe Bê Tông không thể vào).
  • Bơm bê tông thương phẩm nếu mặt bằng tiện lợi .
  • Luôn khuyến khích khách hàng đổ Bê Tông toàn bộ sàn Trệt, Sân trước kết nối với dầm sàn và đài móng.
  • Luôn đổ Bê Tông đà các đầu cửa đi, cửa sổ, đà giằng tường ban công, sân thượng, đà giằng tường ngang đối với tường cao trên 4m, và các cột kẹp ban công… bảo đảm công trình vững chắc, không sợ bị nứt về sau
  • đổ bê tông lót nền

 5.Thi công phần hoàn thiện

   5.1. Công tác xây, trát, láng

  • Sử dụng gạch xây nhà máy sản xuất theo công nghệ Tuynel, kích thước 8×18, tuyệt đối không sử dụng gạch tổ hợp, gạch lò…
  • Sử dụng cát sạch cho xây tô.
  • Vữa Xây Tô trộn bằng máy trộn lồng nghiêng, đúng tỉ lệ mác, không trộn tay.
  • Luôn có thép neo Cột – Tường chống nứt.
  • Đóng lưới thép liên kết toàn bộ phần tường giao với đà, cột, cầu thang, tường đầu cửa sổ, cửa đi, phần tường đi ống nước, điện, máy lạnh…. trước khi tô, để chống nứt, chống xé về sau.

Công tác xây:

  • Vệ sinh, định vị vị trí tường xây
  • Xác định phương đứng của tường xây, cạnh cửa, góc tường và khoan cắm thép râu tường.
  • Tưới nước tạo ẩm cho gạch.
  • Liên kết giữa tường gạch và cột phải có râu thép.
  • Lắp đặt BTCT lanh tô đúc sẵn tại các vị trí cửa.
  • Kiểm tra mạch vữa: không trùng, thẳng và đều.
  • Vệ sinh mặt bằng thi công sau khi hoàn thành công tác xây

Công tác trát:

  • Đắp mốc trát, khống chế chiều dày lớp trát theo thiết kế, đảm bảo song song với các tim trục, mốc trát thấp nhất cách nền từ 10 đến 15cm.
  • Đóng lưới thép phần tiếp giáp giữa bê tông và gạch, phần ống điện.
  • Tưới ẩm tường trước khi trát.
  • Đối với bê tông vẩy vữa hồ dầu tạo bám dính.
  • Trát tường theo cấp phối quy định, trộn vữa bằng máy.
  • Khi ngừng trát giữa 2 lớp phải cắt vát theo mạch ngừng.
  • Trát xong phải có biện pháp bảo vệ tránh va chạm.
  • Bảo dưỡng lớp trát.

Công tác láng:

  • Đục tẩy, vệ sinh mặt sàn, đắp mốc láng.
  • Trước khi láng tưới 1 lớp hồ dầu lên mặt sàn, láng vữa theo mác thiết kế.
  • Đảm bảo bề mặt phải phẳng, độ dốc theo thiết kế

   5.2. Công tác chống thấm

chống thấm sàn

   5.3. Công tác ốp, lát:

  • Ốp, lát đúng kĩ thuật, thẩm mỹ.
  • Ốp, lát viên mốc để làm cữ, khống chế chiều cao và chiều rộng của mạch.
  • Quá trình ốp, lát cần kiểm tra độ phẳng bề mặt bằng thước, thường xuyên kiểm tra vị trí mặt ốp lát theo mốc tham chiếu.
  • Khi ốp, lát cần kiểm tra độ đồng đều màu sắt gạch ốp lát.
  • Sử dụng keo để làm mạch ốp, lát.

   5.4. Công tác sơn bả

  • Vệ sinh mặt tường, trần cần sơn bả.
  • Bả matic, sơn lót và sơn phủ hoàn thiện.

 6.Thi công phần ME

+  Sử dụng toàn bộ ống cấp nước là Ống PPR chịu nhiệt (High Molecular weight Polypropylene Random Copolymers) thi công nối bằng phương pháp hàn nhiệt. Sử dụng luồn dây điện âm tường, âm sàn là ống cứng,ống ruột gà chỉ sử dụng để thả dây trên trần thạch cao

+ Thi công điện theo phương pháp chia đường dây theo mục đích sử dụng, có CB tự ngắt ở từng tầng riêng biệt, tránh mọi rủi ro chập, cháy, nổ.D. Thử áp toàn bộ hệ thống trước khi đưa vào sử dụng.

Bạn có thể tham khảo các công trình biệt thự mà chúng tôi đã thi công :

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và sử dụng dịch vụ tốt nhất qua: 090 688 6789

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *